Bỏ phiếu với tư cách là công dân Hoa Kỳ mới nhập tịch

Quyền công dân cho bạn quyền bầu cử.
 

Statue of liberty

Là một công dân Hoa Kỳ mới nhập tịch, bạn có cơ hội tham gia vào các cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Bỏ phiếu là quyền của bạn - và là một cách tuyệt vời để góp phần thay đối cộng đồng của bạn.

Ghi danh đi bầu là bước đầu tiên 

Trước khi bạn có thể đi bầu, bạn cần phải ghi danh. Sau khi ghi danh, bạn có thể đi bầu trong các cuộc bầu cử tiểu bang, địa phương và liên bang.

Có thể bạn đã ghi danh đi bầu tại buổi lễ nhập tịch của mình. Nếu bạn không chắc chắn, bạn có thể kiểm tra trực tuyến tình trạng ghi danh của mình (tiếng Anh) hoặc đến văn phòng bầu cử địa phương của bạn (tiếng Anh). Bạn cũng có thể đã nhận được thẻ ghi danh cử tri qua đường bưu điện. Nếu tên hoặc địa chỉ của bạn đã thay đổi, bạn sẽ cần phải cập nhật ghi danh cử tri của mình.

Nếu bạn chưa ghi danh, đừng chờ đợi! Bạn có thể ghi danh bỏ phiếu bất cứ lúc nào sau buổi lễ nhập tịch của bạn. 


Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự chính thức là công dân trước khi ghi danh.
Nếu bạn chưa phải là công dân Hoa Kỳ, bạn không nên ghi danh đi bầu. Những người không phải là công dân, bao gồm cả thường trú nhân hợp pháp, không thể đi bầu trong các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang và hầu hết các cuộc bầu cử địa phương. Ghi danh đi bầu trước khi bạn là công dân có thể ảnh hưởng đến quyền công dân của bạn.


Cách thức ghi danh đi bầu

Bạn có các tùy chọn để ghi danh

Mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ đặt ra các quy định riêng để ghi danh đi bầu. Bạn có thể: 

Tìm hạn chót ghi danh cử tri

Không có hạn chót ghi danh cử tri trên toàn quốc. Ở một số tiểu bang, ngày cuối cùng để ghi danh là 30 ngày trước Ngày Bầu cử. Ở một số tiểu bang khác thì bạn có thể ghi danh ngay vào Ngày Bầu cử. Ngày Bầu cử ám chỉ đến bất kỳ cuộc bầu cử nào (bầu cử cấp địa phương, tiểu bang hoặc quốc gia). Tìm hạn chót ghi danh cử tri tại tiểu bang của bạn (tiếng Anh). 

Tìm thông tin về các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ

Hiểu lá phiếu của bạn ở cấp địa phương và quốc gia

Các cuộc bầu cử tiểu bang và địa phương diễn ra trong suốt cả năm. Ở cấp tiểu bang, bạn có thể đi bầu thống đốc, thẩm phán hoặc các thành viên của cơ quan lập pháp tiểu bang. Tại địa phương, bạn có thể đi bầu thị trưởng hoặc các quan chức địa phương khác. Các ứng cử viên thắng cử đưa ra quyết định về các chủ đề như ngân sách cho giao thông công cộng và trường học tại cộng đồng của bạn. Những quyết định này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Cứ bốn năm một lần, cuộc bầu cử tổng thống quyết định ai sẽ là nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ. Có các cuộc bầu cử sơ bộ và bầu cử nội bộ của tiểu bang và địa phương (tiếng Anh) diễn ra trước cuộc tổng tuyển cử để chọn ứng cử viên tổng thống. Cuộc tổng tuyển cử (tiếng Anh) quyết định ứng cử viên. Mỗi tiểu bang có quy trình và quy định bầu cử riêng.

Các cuộc bầu cử Quốc hội quyết định ai đại diện cho bạn tại Quốc hội. Quốc hội có hai viện: Hạ viện Hoa Kỳ và Thượng viện Hoa Kỳ. Các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đại diện cho các địa hạt tại một tiểu bang. Họ được bầu hai năm một lần. Các thành viên của Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho toàn bộ các tiểu bang. Họ có nhiệm kỳ sáu năm, nhưng không phải tất cả các thượng nghị sĩ đều được bầu cùng một lúc. Một số thượng nghị sĩ và tất cả các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ tranh cử (hoặc tái tranh cử) trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào giữa nhiệm kỳ bốn năm của mỗi tổng thống.

Tìm hiểu về lá phiếu của bạn

Tìm hiểu xem phiếu bầu của bạn ảnh hưởng đến cộng đồng của mình như thế nào để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Nhiều văn phòng bầu cử đăng lá phiếu mẫu lên mạng. Một số văn phòng cũng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua đường bưu điện về các ứng cử viên và các dự luật trên lá phiếu. Kiểm tra trang web bầu cử tiểu bang hoặc địa phương của bạn để biết thêm thông tin.

Ghi danh làm nhân viên phòng phiếu

Hỗ trợ cộng đồng của mình bằng cách trở thành nhân viên phòng phiếu được trả thù lao. Tùy vào nơi bạn cư ngụ, nhiệm vụ của nhân viên phòng phiếu có khác nhau. Nhân viên phòng phiếu của nhiều văn phòng bầu cử địa phương có các nhiệm vụ như sau:

  • Sắp xếp địa điểm bỏ phiếu

  • Đón chào cử tri

  • Xác nhận ghi danh cử tri 

  • Phát lá phiếu

  • Giúp cử tri sử dụng thiết bị bỏ phiếu

  • Giải thích thủ tục bỏ phiếu 

Là một nhân viên phòng phiếu, bạn sẽ được trả thù lao cho thời gian của mình. Mức thù lao khác nhau tùy thuộc vào địa điểm.

Tìm hiểu thêm về cách thức trở thành nhân viên phòng phiếu (tiếng Anh).

Hỗ trợ cho công dân mới nhập tịch

Có những nhóm giúp đỡ công dân mới nhập tịch về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống Mỹ, bao gồm cả đi bầu. Quý vị có thể:

  • Liên hệ với Văn phòng Người Mỹ Mới ở tiểu bang hoặc khu vực địa phương của mình.
  • Tìm một trung tâm xóa mù chữ địa phương.
  • Tìm các nhóm công dân mới khác có kinh nghiệm với các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Hỗ trợ ngôn ngữ

Nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn và bạn muốn đi bầu bằng một ngôn ngữ khác, bạn có thể yêu cầu giúp đỡ. Hãy liên lạc với văn phòng bầu cử địa phương của bạn để tìm hiểu có hình thức hỗ trợ nào bằng ngôn ngữ của bạn chẳng hạn như:

  • Thông tin và tài liệu bầu cử (chẳng hạn như lá phiếu) bằng ngôn ngữ của bạn
  • Nhân viên phòng phiếu có thể giao tiếp với bạn bằng ngôn ngữ của bạn (bao gồm cả Ngôn ngữ Ký hiệu Hoa Kỳ)
  • Một thành viên gia đình hoặc bạn bè có thể giúp phiên dịch cho bạn tại phòng phiếu

Luật liên bang bảo vệ quyền bầu cử của bạn

Tìm hiểu về các luật liên bang bảo vệ quyền bầu cử của bạn trong Hướng dẫn về Quyền bầu cử của bạn (tiếng Anh) từ Department of Justice. Hướng dẫn có phiên bản tiếng Tây Ban Nha.

Bạn có thể gửi khiếu nại cho Department of Justice (tiếng Anh) nếu khi thực hiện quyền bầu cử của mình bạn gặp phải bất kỳ điều nào sau đây:

  • Ai đó chất vấn bạn về quyền bầu cử của bạn
  • Bạn sống tại một khu vực được yêu cầu cung cấp tài liệu bầu cử bằng một số ngôn ngữ nhất định, nhưng bạn không nhận được các tài liệu như vậy
  • Bạn không nhận được sự hỗ trợ dành cho người khuyết tật

Tìm hiểu thêm về cách thức chính phủ đảm bảo rằng lá phiếu của bạn được đếm một cách chính xác.